Thiết kế, thi công cung cấp thiết bị

Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển. Thì nhu cầu về cuộc sống và sản xuất cũng ngày càng gia tăng. Kéo theo đó một loạt các vấn đề về vệ sinh môi trường càng thêm nhức nhối. Do đó, để đảm bảo phát triển xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường. Thì việc thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhất định không thể bỏ qua.

Hệ thống xử lý nước thải là gì? Tại sao phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải? Không phải ngẫu nhiên mà người ta đưa những quy định tiêu chuẩn về việc xử lý nước thải hiện nay. Vậy tiêu chuẩn đó là gì? Việc thi công lắp đặt thế nào là đạt chuẩn?

Sau đây sẽ là những thông tin đáng chú ý về việc xử lý nước thải. Và đơn vị thiết kế – lắp đặt đạt chuẩn và số 1 hiện nay. Dù bạn là ai cũng nên đọc để áp dụng khi cần thiết

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải ( tiếng anh là Waste water treatment system ) là hệ thống được hình thành bởi nhiều công nghệ và hóa chất khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề có trong nước thải. Từ đó tạo thành một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Hệ thống xử lý nước thải tốt là hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xử lý nước thải, có thể tồn tại lâu, bền nhằm tránh tốn kém chi phi trong việc thay thế hoặc nâng cấp thiết bị.

Một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn và chất lượng sẽ gồm các yếu tố:

  • Xử lý được những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải. Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt chuẩn yêu cầu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  • Chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thấp. Mà vẫn đáp ứng được độ bền và ổn định.
  • Dễ dàng nâng cấp khi có quy định thay đổi về chất lượng nước sau xử lý.
  • Tùy ý thêm lượng hóa chất xử lý nước thải.

Quy định về hệ thống xử lý nước thải

Để đảm bảo chất lượng nước thải tốt nhất cho toàn bộ hệ thống môi trường. Thì việc thiết kế – thi công hệ thống xử lý nước thải đều phải đảm bảo theo một số quy định tiêu chuẩn. Quy định tại Điều 101 Luật bảo vệ môi trường 2014 về việc xử lý nước thải như sau:

  • Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:
    • Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
    • Khu, cụm công nghiệp làng nghề.
    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

  • Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:
    • Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý.
    • Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh.
    • Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
    • Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
    • Phải được vận hành thường xuyên.
  • Chủ quản lý hệ thống phải thực hiện định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn. Và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy định về lượng nước thải sinh hoạt của một người

Khi tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Việc xác định lưu lượng nước thải xử lý của hệ thống là công việc hết sức quan trọng. Quyết định hoàn toàn hiệu quả của quá trình xử lý.

Vì không có chuyên môn và đơn vị tư vấn môi trường làm việc không chặt chẽ, chủ đầu tư chỉ biết được số người sử dụng nước. Để người thiết kế tính được công suất cần thiết của hệ thống. Bắt buộc phải nắm được lượng nước thải sinh hoạt của một người là bao nhiêu?

Trong Tiêu chuẩn: TCXDVN 33:2006 có quy định lượng nước cấp sinh hoạt tính theo đầu người đối với khu đô thị, nhà máy xí nghiệp. Lưu lượng thiết kế hệ thống xử lý nước thải bằng 100% lượng nước cấp sinh hoạt.

Yêu cầu nước thải sau xử lý

Chất lượng nước thải sau xử lý phải đảm bảo yêu cầu:

  • Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sẻ dụng nước vào các mục đích khách nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dần và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
  • Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bản, khu vực.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan đến ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước thải sau xử lý

Xác định khối lượng nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt

  • Trường hợp các hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước.
  • Trường hợp các hộ không sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứu theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quỷ định.

Đối với các loại nước thải khác

  • Trường hợp các hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bàng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước.
  • Trường hợp các hộ không sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại điều 27 nghị định này để thông nhất về khối lượng nước thải cho phù hợp.

Hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải

  • Hàm lượng chất gây ô nhiễm đối với nước thải khác( không phải nước thải sinh hoạt ) được xác định theo chỉ tiêu COD trung bình của từng loại nước thải. Căn cứ theo tính chất sử dụng hoặc loại hình hoạt động phát sinh ra nước thải hoặc theo từng đối tượng riêng biệt. Hàm lượng COD được xác định căn cứ theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
  • Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định hàm lượng COD của nước thải ( trừ nước thải hộ gia đình) làm căn cứ xác định giá dịch vụ thoát nước, định kỳ 6 tháng kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất để xác định hàm lượng COD này khi cần thiết. Trường hợp hộ thoát nước không chấp thuận chỉ số hàm lượng COD theo cách tính của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước, hộ thoát nước có quyền hợp đồng với một phòng thí nghiệm khác thực hiện việc lấy mẫu, xác định chỉ số COD làm đối chứng, chi phí cho việc lấy mẫu, phân tích do hộ thoát nước chi trả

Tiêu chí chọn đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải

Khi lựa chọn công ty thi công hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tư cần quan tâm đến các nội dung sau:

  • Năng lực thi công hệ thống xử lý nước thải đúng ngành nghề, đúng loại nước thải hoặc đã từng làm một công trình tương tự.
  • Khả năng tổ chức đội ngũ thi công chuyên nghiệp.
  • Phương án thi công khả thi với nhu cầu của chủ đầu tư: chi phí đầu tư, diện tích mặt bằng, khả năng quản lý. Phải tiết kiệm tối đa diện tích mặt bằng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các công trình bổ trợ khác như khuôn viên, nhà xe, nhà kho …. Ngoài ra, Việc hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải phải mỹ quan và đồng bộ với các công trình tại cơ sở.
  • Thiết kế công nghệ xử lý nước thải hiệu quả: đạt uy chuẩn, vận hành đơn giản.
  • Phải đảm bảo chất lượng. Từ các máy móc thiết bị đến hệ thống đường ống, vật liệu xây dựng, dây dẫn và thiết bị điện, hệ thống điều khiển,…đều sử dụng các chất liệu bền tốt, thương hiệu có uy tín, phù hợp với khả năng đầu tư của cơ sở.
  • Chính sách bảo hành nghiêm túc và dịch vụ hậu mãi chu đáo cho cơ sở. Phải nắm rõ các quy định về bảo vệ môi trường để hỗ trợ giải quyết tốt nhất cho cơ sở.

Quy trình của hệ thống xử lý nước thải

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường là việc làm cần thiết đối với bất cứ cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân nào. Việc xử lý nước thải bao gồm rất nhiều công đoạn như hóa học, vật lý, sinh học xảy ra.

Các quá trình này có tác dụng thúc đẩy việc cải thiện chất lượng nước. Giúp giảm thiểu tối đa hàm lượng độc hại thải ra môi trường để có thể sử dụng lại và không gây ô nhiễm. Dưới đây là một số công đoạn của các hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay:

Quy trình xử lý cơ học, vật lý

Trong nước thải thường chứa các chất không tan, có kích thước lớn ở dạng lơ lửng. Nên đầu hệ thống xử lí nước thải cần tác các chất này ra khỏi nước thải. Để tách chúng ra khỏi nước thải, cần dùng các phương pháp như: lọc qua song chắn rác. lưới chắn rác, lắng cát, tuyến nổi,…

Tùy thuộc vào kích thước, tính chất lý hóa, đặc điểm của chất lơ lửng mà lựa chọn công nghệ thích hợp.

Quy trình xử lý hóa học, lý hóa

Sau khi loại bỏ chất thải có kích thước lớn trong nước thải, quy trình tiếp theo của hệ thống là xử lý hóa học như: trung hòa pH, keo tụ tạo bông. Để điều chỉnh pH, loại bỏ các chất lơ lửng kích thước nhỏ, kim loại nặng trong nước và các chất vô cơ

Quy trình xử lý sinh học

Xử lý sinh học chủ yếu bao gồm các phương pháp: kỵ khí, hiếu khí. Nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước tải như H2S, Sunfit, Amoni, Nito,…

Một hệ thống xử lý nước thải loại bỏ được những gì?

TDS trong nước thải

TDS trong nước thải là gì?

Chỉ số TDS là viết tắt của từ “Total Dissolved Solids” dịch là “Tổng chất rắn hòa tan”. Là tổng lượng ion tích điện, bao gồm khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (mg/ L), cũng được gọi là một phần một triệu ppm (1 mg/L = 1ppm).

Hàm lượng TDS sẽ liên quan trực tiếp đến độ tinh khiết của nước và chất lượng của hệ thống lọc nước. Nó được định nghĩa là một chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hay ảnh hưởng đến mọi thứ tiêu thụ, hấp thu nó. TDS sẽ bao gồm bất kỳ khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trong nước.

Theo quy định của EPA (Cục bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ) thì chỉ số TDS trong nước tối đa (MCL) là 500mg/ L (500 phần triệu ppm). Tuy nhiên vì TDS bao gồm tất mọi thứ trong nước nên chỉ số TDS trong nước có thể vượt qua chỉ số này. Và khi mức TDS vượt quá 1000mg/ L, nó được coi là nước ô nhiễm con người tuyệt đối không được sử dụng.

Thông thường chỉ số TDS trong nước cao là do sự có mặt của Kali, Clorua, Natri, Canxi, Magie. Ngoài ra, các ion độc hại như chì, asen cũng có thể hòa tan trong nước.
Ngày nay có rất nhiều biện pháp để giảm chỉ số TDS có trong nước như: Chưng cất, khử ion,…

TSS trong nước thải

TSS trong nước thải là gì?

TSS: (turbidity & suspendid solids) được sử dụng để chỉ các hạt rắn lơ lửng trong nước. Nó được định nghĩa là tổng lượng vật liệu rắn bị lơ lừng trong n ước và được giữ lại qua bộ lọcB

Bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và có thể bao gồm vật chất như cát, sạn, các hạt kom loại, thực vật hoặc động vật. Nó được có là một chất gây ô nhiễm nước

Các hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay

Như chúng ta đã nói ở trên, xã hội đang ngày càng phát triển và kéo theo rất nhiều các loại nước thải đa dạng khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào tính chất sử dụng của mỗi loại mà người ta sẽ áp dụng hệ thống xử lý sao phù hợp. Sau đây là 2 hệ thống xử lý phổ biến và nên sử dụng hiện nay

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢITÁC DỤNG
  1. Hệ thống xử lý nước thải điều lưu  Kiểm soát biến động của nước thải
  2. Hệ thống xử lý nước thải trung hòa  Cân bằng độ pH
  3. Hệ thống xử lý nước thải keo tụ và tạo bông cặn  Cải thiện khả năng tạo bông cặn
  4. Hệ thống xử lý nước thải kết tủa  Loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước thải
  5. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tuyến nổi  Loại bỏ các chất có khẳ năng nổi trên mặt nước
  6. Bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải Loại bỏ chất rắn lơ lửng, chất ô nhiễm ra khỏi nước
  7. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí  Phân hủy, hòa tan các chất hữu cơ có trong nước
  8. Hệ thống xử lý nước thải cấp 3  Loại bỏ chất độc hại có trong nước ra ngoài

Hệ thống xử lý nước thải điều lưu

Điều lưu là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát các biến động về đặc tính của nước thải. Nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý nước thải kế tiếp. Quá trình điều lưu được tiến hành bằng cách trữ nước thải lại trong một bể lớn, sau đó bơm định lượng chúng vào các bể xử lý kế tiếp.

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ trung hoà

Nước thải thường có pH không thích hợp cho các quá trình xử lý sinh học hoặc thải ra môi trường. Do đó, nó cần phải được trung hòa. Có nhiều cách để tiến hành quá trình trung hòa:

  • Trộn lẫn nước thải có pH acid và nước thải có pH bazơ.
  • Trung hòa nước thải Acid: người ta thường cho nước thải có pH acid chảy qua một lớp đá vôi để trung hoà; hoặc cho dung dịch vôi vào nước thải.
  • Trung hòa nước thải kiềm: bằng các acid mạnh. CO2 cũng có thể dùng để trung hòa nước thải kiềm.

Xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn

Hai quá trình hóa học này kết tụ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo để tạo nên những hạt có kích thước lớn hơn. Nước thải có chứa các hạt keo có mang điện tích (thường là điện tích âm).

  • Chính điện tích của nó ngăn cản không cho nó va chạm và kết hợp lại với nhau làm cho dung dịch được giữ ở trạng thái ổn định. Việc cho thêm vào nước thải một số hóa chất (phèn, ferrous chloride…). Làm cho dung dịch mất tính ổn định và gia tăng sự kết hợp giữa các hạt để tạo thành những bông cặn đủ lớn. Để có thể loại bỏ bằng quá trình lọc hay lắng cặn.
  • Các chất keo tụ thường được sử dụng là muối sắt hay nhôm có hóa trị 3. Các chất tạo bông cặn thường được sử dụng là các chất hữu cơ cao phân tử như polyacrilamid. Việc kết hợp sử dụng các chất hữu cơ cao phân tử với các muối vô cơ cải thiện đáng kể khả năng tạo bông cặn.

Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp kết tủa

Kết tủa là phương pháp thông dụng nhất để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi nước thải. Thường các kim loại nặng được kết tủa dưới dạng hydroxid. Để hoàn thành quá trình này người ta thường cho thêm các bazo vào nước thải để cho nước thải đạt đến pH mà các kim loại nặng cần phải loại bỏ có khả năng hòa tan thấp nhất.

Thường trước quá trình kết tủa, người ta cần loại bỏ các chất ô nhiễm khác có khả năng làm cản trở quá trình kết tủa. Quá trình kết tủa cũng được dùng để khử photphat trong nước thải.

Ứng dụng công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải

Quá trình này dùng để loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt nước thải như dầu, mỡ, chất rắn lơ lửng. Trong bể tuyển nổi người ta còn kết hợp để cô đặc và loại bỏ bùn.

  • Đầu tiên nước thải, hay một phần của nước thải được tạo áp suất với sự hiện diện của một lượng không khí đủ lớn. Khi nước thải này được trả về áp suất tự nhiên của khí quyển, nó sẽ tạo nên những bọt khí. Các hạt dầu, mỡ và các chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với các bọt khí và với nhau để nổi lên trên và bị một thanh gạt tách chúng ra khỏi nước thải.
  • Xử lý nước thải công nghiệp bằng tuyến nổi

Bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp

Đây là một phương pháp quan trọng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng.

  • Bể lắng thường có dạng chữ nhật hoặc hình tròn. Bao gồm : loại 1 (nước thải chứa bể ở tâm của bể và lấy ra ở thành bể), loại 2 ( nước thải chứa ở thành bể và lấy ra ở tâm bể).
  • Bể lắng hình chữ nhật ở đáy bể có thiết kế thanh gạt bùn theo chiều ngang của bể. Thanh gạt này chuyển động về phía đầu vào của nước thải và gom bùn về một hố nhỏ ở đây, sau đó bùn được thải ra ngoài.

Quá trình lắng còn có thể kết hợp với quá trình tạo bông cặn khi đưa thêm vào một số hóa chất xử lý nước thải để cải thiện rõ rệt hiệu suất lắng.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903 854 548