Làm giấy phép môi trường năm 2023

Bạn đang là doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, còn bỡ ngỡ về các thủ tục pháp lý về lập hồ sơ môi trường nhưng không biết phải tìm đơn vị dịch vụ làm giấy phép môi trường nào? Doanh nghiệp đã hoạt động nhưng chưa có báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường? Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chính thức nhưng chưa triển khai lập báo cáo quan trắc môi trường, sổ chủ nguồn thải CTNH, xin giấy phép xả thải. Doanh nghiệp lo lắng vì không biết chuẩn bị hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường như thế nào?

1. Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Cơ sở pháp lý cho hồ sơ này thuộc Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định về các trường hợp phải có giấy phép môi trường.

2. Thủ tục xin giấy phép môi trường. 

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Tuy vậy, thủ tục xin giấy phép môi trường có thể được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
  • Sở Xây dựng
  • Sở Giao thông vận tải
  • Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố…

Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Bước 3: Thẩm định

Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;

Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.

Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Chi phí dịch vụ làm giấy phép môi trường năm 2023 là bao nhiêu?

Trên đây là một số thông tin về thủ tục dịch vụ làm giấy phép môi trường. Nhìn chung, đây là thủ tục khá phức tạp, các cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các công ty có uy tín và kinh nghiệm để việc thực hiện thủ tục được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903 854 548