Đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là một hồ sơ, thủ tục pháp lý của một dự án trước khi hoạt động. Nhằm phân tích đánh giá dự án đó có tác động môi trường như thế nào khi xây dựng và hoạt động. Sau khi được cơ quan chức năng cấp phép thì dự án mới được triển khai.
       Khi thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thì doanh nghiệp phải làm gì? Và cần đơn vị để tư vấn quá trình thực hiện.  Qúy khách hiện tại ở Miền Bắc: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Giang… Ở Miền Trung: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng…Hay ở Miền Nam: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai. 

1 SỐ ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

1) Tại sao một doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

+ Pháp luật quy định dự án nào thuộc đối tượng thì phải thực hiện trước khi dự án đi vào hoạt động.
+ Để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của dự án.
+ Tạo trách nhiệm của chủ đầu tư đối với môi trường nơi dự án đặt trụ sở chính

2) Thực hiện báo cáo có ý nghĩa gì?

+ Giúp cơ quan chức năng giám sát thực hiện môi trường của doanh nghiệp
+ Giúp nhận thức con người về môi trường ngày càng sâu rộng hơn.
+ Tạo điều kiện phát triển vùng kinh tế xã hội một cách bền vững lâu dài.
+ Là công cụ, thủ tục để kiểm soát môi trường của doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất.

3) Cơ sở pháp lý để áp dụng:

+ Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 01/04/2015.
+ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 13/05/2019 và có hiệu lực ngày 01/07/2019.

4) Không thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ bị phạt như thế nào? 

Theo điểm O, Khoản 1, Điều 9  Nghị định 155/2016/NĐ-CP Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo của dự án theo quy định đối với cấp tỉnh phê duyệt.
+ Theo điểm O, Khoản 2,  Điều 9  Nghị định 155/2016/NĐ-CP  Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo  của dự án theo quy định đối với dự án cấp Bộ phê duyệt.

5) Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Khảo sát hiện trạng môi trường, thu thập số liệu thông tin về vị trí địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn
+ Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế, xã hội trong khu vực triển khai dự án
+ Khảo sát các nguồn tiếp nhận chất thải, các nguồn thải lân cận.
+ Thu thập các số liệu về môi trường liên quan, các tài liệu tham chiếu và thông tin về luật định
+ Lập hồ sơ tham vấn ý kiến công đồng
+ Phân tích mẫu để thực hiện báo cáo.
+ Viết báo cáo phân tích các yếu tố tác động môi trường và biện pháp khắc phục
+ Thực hiện in ấn và nộp báo cáo lên cơ quan chức năng phê duyệt.

6) Thời gian thẩm định báo cáo

+ Thời gian kiểm tra hồ sơ và thông báo cho người phụ trách dự án để hoàn thiện hồ sơ  05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
+ Thời gian thẩm định báo cáo tại Sở Tài nguyên và Môi trường khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ là 30 ngày làm việc.
+ Thời hạn phê duyệt báo cáo tại UBND tỉnh khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ là 20 ngày làm việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903 854 548